Tính thực tế của “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” và góc nhìn khác về bình đẳng cơ hội
Bộ phim “Extraordinary Attorney Woo” (Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo) khơi dậy sự quan tâm của công chúng về căn bệnh tự kỷ và mang đến góc nhìn khác về bình đẳng cơ hội, nhưng liệu những gì phim mô tả có đúng với thực tế?
Góc nhìn khác về bình đẳng cơ hội
Hiện tại, Tập 12 của bộ phim đã được lên sóng tối 4.8 ghi nhận rating 14.9%. Từ những ngày đầu phát sóng, phim liên tục duy trì tỷ suất người xem trên 10% và đứng đầu bảng xếp của nhà Netflix. Bộ phim xoay quanh cuộc sống và công việc của nữ luật sư tự kỷ Woo Young Woo do Park Eun Bin thủ vai sở hữu IQ 164 và gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Phim được mô tả là “tác phẩm có khả năng chữa lành” vì đã miêu tả chân thực về chứng bệnh này cùng sự hỗ trợ của các đồng nghiệp.
Tuy nhiên, đi đôi với sự bùng nổ này, “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” cũng dấy lên lo ngại về độ thực tế của câu chuyện và ảnh hưởng lên nhận thức về chứng “Asperger”, một loại hội chứng tự kỷ.
Truyền thông Hàn đưa tin nhiều cuộc bắt nạt đã xảy ra bằng cách sử dụng tên Woo Young Woo. Một người đàn ông chia sẻ: “Có một học sinh ở trường của vợ tôi bị rối loạn phổ tự kỷ, tình trạng nặng hơn Woo Young Woo một chút. Giờ đây, những đứa trẻ khác sẽ tìm đến học sinh đó để xem em ấy có hành động như Woo Young Woo không. Chúng còn hỏi rằng ‘Woo Young Woo rất thông minh nhưng tại sao bạn lại không như vậy?'”. Nhiều người cho rằng bộ phim đã tạo nên hiệu ứng tiêu cực, khiến cho xã hội săm soi và kỳ vọng hơn ở những người mắc chứng Asperger.
Một người phụ huynh khác cũng bày tỏ sự thất vọng rằng “Ở Hàn Quốc, nơi nhiều người tin rằng những đứa trẻ khuyết tật về phát triển nên được giám sát bởi người giám hộ 24/7 và phải ở nhà, tuy nhiên Woo Young Woo dường như là người duy nhất có thể đi ra ngoài và hòa nhập cùng xã hội”.
Ngoài ra, một làn sóng bắt chước cách nói chuyện, đi lại, niềm yêu thích cá voi, … giống nữ luật sư đã gây không ít những tranh cãi trái chiều. YouTuber Misunjjang đăng tải video để tóc ngắn, đeo tai nghe và ăn kimbap theo chiều dọc. Cô nhắc đến tên nhân vật và gọi đây là “bệnh Woo Young Woo” dưới phần chú thích. Tiếp đến, kênh Wowcow làm về nội trợ cũng gây phẫn nộ khi bắt chước những động tác của nhân vật bị tự kỷ.
Ngay sau hàng nghìn bình luận về hành động của các blogger, 2 Youtuber đứng trước sự tẩy chay dữ dội này đã phải đăng bài xin lỗi cho hành động này. Trên thực tế, khi vào vai Woo Young Woo, nữ diễn viên Park Eun Bin đã rất lo lắng và sợ hãi. Cô có cố vấn nhân vật riêng để đảm bảo mọi hành động diễn ra trong phim đều chính xác, khách quan.
Những điều trên cũng đủ để hiểu rằng với độ thành công của bộ phim, đó hẳn là con dao hai lưỡi và vẫn quan trọng là cách tiếp nhận thông điệp của khán giả và không thể phủ nhận những ý nghĩa mà phim đã trao gửi đến chúng ta. Tuy nhiên nhờ đó, cộng đồng những người khuyết tật về phát triển nói chung, chứng bệnh tự kỷ nói riêng được quan tâm và cảm thông hơn.
Tương lai cơ hội nghề nghiệp cho người khuyết tật
Khi tương lai phát triển theo khuynh hướng linh hoạt hơn, làm việc từ xa nhiều hơn, giảm cách làm việc truyền thông, điều này có ý nghĩa gì đối với người khuyết tật. Tương lai công việc đối với họ như thế nào và họ cần chuẩn bị những gì cho những điều sắp tới?
1. Cơ hội công việc truyền thống được rộng mở hơn cho cộng đồng người khuyết tật
Trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc suy thoái năm 2008, Alok, người bị điếc, đã được thuê theo hợp đồng với những ứng viên khiếm thính và những người không khuyết tật khác. Hai năm sau, nhiều người khiếm thính, bao gồm cả Alok, đã trở thành nhân viên toàn thời gian. Lý do rất đơn giản: khả năng cạnh tranh. Alok đã trải qua những mô phỏng khắt khe về các loại công việc khác nhau và học cách kỳ vọng vào bản thân nhiều hơn những kỳ vọng thấp mà gia đình dành cho anh.
Anh Phạm Như Ý (34 tuổi, quê Phú Yên) khuyết tật vận động, bại liệt 2 chân sau một cơn sốt lúc 3 tuổi. Quê nghèo, gia cảnh khó khăn, ba mất khi Ý mới 8 tuổi. Nghỉ học từ sớm vì hoàn cảnh gia đình, nhưng với tinh thần học hỏi anh hiện nay đã có được một công việc ổn định trong ngành digital marketing, một nơi theo anh nhận xét “đông nhân viên, nhưng tôi thấy rất hào hứng, bình đẳng và được tôn trọng. Công việc cũng vậy, không phải quan tâm về khuyết tật mà là khả năng của mỗi cá nhân”
Như vậy, sự phát triển của Alok ở một trời tây và anh Ý ở trời ta đã cho thấy rằng vẫn rất khả thi để có thể được làm trong những công ty toàn diện (inclusive organization) nơi luôn tạo sự bình đẳng cho mọi nhân viên, sử dụng quy trình hoà nhập người khuyết tật từ đầu đến cuối. Có những mô tả công việc trong tay giúp họ nhận biết được những rào cản của mình và tự tìm kiếm đáp án để có thể cạnh tranh với những ứng cử viên khác. Ở các công ty này, họ cũng được nhận những đánh giá toàn diện và rất được khuyến khích phát triển. Nhiều công ty cũng được khuyến khích phân bổ nguồn ngân sách để mua các thiết bị để hỗ trợ họ nếu cần.
2. Một sân chơi bình đẳng trong trò chơi nghề nghiệp
Các tiêu chuẩn hòa nhập dành cho người khuyết tật cần được thiết lập cho phân ban nhân sự phối hợp với các tổ chức xã hội tiên phong trong lĩnh vực này.
Một số công ty tuyển dụng người khuyết tật đã chùn bước khi đội ngũ nhân sự đối xử với người khuyết tật một cách bất bình đẳng. Ví dụ, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để phỏng vấn có thể phân biệt đối xử đối với những người khuyết tật.
Việc tuyển dụng một người khuyết tật đòi hỏi các công ty phải có “tâm lý lựa chọn” thay vì “tâm lý loại bỏ”. Khi các công ty nhận được hàng nhìn hồ sơ, họ cố gắng loại bỏ các ứng cử viên thông qua các tiêu chí chẳng hạn như bằng cấp hoặc những tiêu cực tuyển dụng trong đó khuyết tật có thể xuất hiện như một điểm tiêu cực và do đó sẽ bị loại bỏ.
3. Các công ty tuân thủ với các tiêu chuẩn trợ năng
Công việc của những người khuyết tật ở các công ty được thực hiện hoá vì đã được đảm bảo các phần mềm mà họ sử dụng có thể truy cập được hoặc có sự can thiệp của chuyên gia để làm nó có thể dễ dàng truy cập với họ. Quy trình trang bị của doanh nghiệp buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về khả năng tiếp cận phổ quát. Không nên mua phần mềm nào cho đến khi chưa đáp ứng tiêu chuẩn WCAG, là một bộ tiêu chuẩn trong xây dựng Website, được tổ chức W3C đưa ra nhằm xác định cách làm sao cho nội dung Web dễ tiếp cận hơn với người khuyết tật.
4. Cần có những kỳ vọng hợp lý
Sự cạnh tranh và kỳ vọng của bản thân là những khía cạnh cơ bản đối với người khuyết tật. Điều quan trọng là phải thực hiện đào tạo và phát triển kỹ năng hoà nhập dành cho người khuyết tật khác nhau, đặc biệt là các kỹ năng được đề cập trong báo cáo “Tương lai việc làm năm 2020” của diễn đàn kinh tế thế giới.
5.Xây dựng ngọn lửa tham vọng
Điều quan trọng là phải gieo mầm ý chí ngay từ khi còn nhỏ thông qua các chương trình “kết nối sớm” (early connection), chương trình cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ phát triển cho các gia đình có con bị khuyết tật hoặc có nhu cầu bổ sung. Họ cũng có thể bắt đầu từ các tài nguyên nguồn mở như bảng việc làm dành cho người khuyết tật. Họ cũng cần phải biết về các công việc có nhu cầu, các xu hướng thị trường mới nhất và các công việc “không phải thông thường”, như xem video trên mạng xã hội. Ở một quốc gia như Ấn Độ, nơi cha mẹ có vai trò nhất định trong việc lựa chọn công việc cho con mình, chúng ta cần nâng cao nhận thức về một số công việc trực tuyến có thể bị một số người coi là phù phiếm.
6. Tự làm chủ cơ hội và cuộc đời mình
Một trong những bài học mà chúng ta nhận được gần đây chính là sự cần thiết cho người khuyết tật chủ động tìm kiếm cơ hội. Rohan một người có chứng tự kỷ đã luôn tự trau dồi cho mình ngoài những khóa tập huấn kỹ năng, nếu không anh ấy sẽ thất nghiệp. Việc trau dồi cho bản thân nhiều kỹ năng hơn chính là chìa khoá để thành công vì xu hướng tuyển dụng mới như chúng mình đã từng chia sẻ về bối cảnh khi kỹ năng thay thế bằng bằng cấp. Và đặc biệt, nền kinh tế tương lai được dự báo sẽ đi theo hướng tự động hoá và kỹ thuật số hoá, đòi hỏi sự phát triển của các loại hình giáo dục phi truyền thống để theo kịp với nhu cầu về kỹ năng của thị trường. Những xu hướng đó có thể bắt gặp tại đây.
7. Thích ứng và tận dụng công nghệ để hỗ trợ bản thân
Cuối cùng, công nghệ và khả năng thích ứng có thể giúp những người khuyết tật có được một công việc tốt. Geeta có khả năng cạnh tranh trong vai trò điều phối dự án nhờ vào việc cô ấy sử dụng các tính năng của phần mềm nhận dạng giọng nói để nhanh chóng điều hướng bằng chuột và nhấp vào các biểu tượng và menu đã chọn. Việc cô ấy không thể cử động tay cũng không gây cản trở vì công nghệ đã được sử dụng tốt. Sự thật rằng nhiều người khuyết tật nặng và đa khuyết tật làm việc bằng các ứng dụng những giải pháp dành riêng cho họ. Bởi lẽ tương lai như đã chia sẻ ở bài viết trước đây, AI, công nghệ sẽ là nơi dành cho những bạn trẻ biết đón đầu và nắm bắt cơ hội.
Lời kết
Dẫu biết sẽ rất khó khăn, tuy nhiên bộ phim “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” đi kèm với sự phát triển của xã hội sẽ là một nguồn hy vọng mới dành cho cộng đồng người khuyết tật.