top of page
Ảnh của tác giảDear Our Community

Việc chọn nghề nghiệp liên quan gì đến tiêm vắc xin COVID?  

Việc chọn nghề liên quan gì đến tiêm vắc xin COVID?  

Một sự thật rằng cả hai đều cho ta những tác dụng phụ và cảm giác khó chịu tuy nhiên đi kèm với những triệu chứng đó là một báo hiệu cho một kết quả tích cực.


Theo CDC (2021) cho biết rằng các tác dụng phụ mà một người có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin COVID-19 như bị sốt, ớn lạnh hoặc các triệu chứng giống cúm khác là hoàn toàn bình thường và là tín hiệu cho thấy cơ thể đang được xây dựng một bức tường miễn dịch chống lại vi rút một cách hiệu quả. Tương tự, một cảm giác khó chịu cũng có thể xuất hiện khi bạn cố gắng tìm ra con đường hoặc nghề nghiệp của mình. Đây không phải là loại sốt ghi lại trên nhiệt kế nhưng dù sao thì nó cũng có thể là một loại nỗi sợ vô hình làm bạn mệt mỏi và rối bời.


Tại sao khám phá nghề nghiệp lại có tác dụng phụ?

Là một quy luật bất biến của hành trình khám phá nghề nghiệp, cho dù là – công việc đầu tiên của bạn sau khi tốt nghiệp đại học hay – sau một thời gian làm việc, thì nó cũng là một quá trình chắc chắn sẽ bao gồm những thăng trầm về mặt cảm xúc. Sau khi biết bạn là ai và bạn muốn gì (sở thích, điểm mạnh, giá trị, phong cách làm việc và nhu cầu), con người ta có xu hướng chuyển sang khám phá các lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp hơn. Trừ khi bạn là người đặc biệt may mắn, quá trình này có thể sẽ rất gian nan. Và dường như sẽ chẳng có một công cụ trắc nghiệm tính cách, đánh giá năng lực nghề nghiệp nào chỉ ra một nghề tốt nhất cho bạn bởi đó là một hành trình.


Thay vào đó, quá trình này cũng giống như quá trình đưa ra các quyết định quan trọng khác trong đời bạn. Bạn sẽ cần tìm hiểu rất nhiều thông tin và bắt đầu đánh giá mức độ phù hợp các lựa chọn của mình. Khi bạn làm điều này, chắc chắn sẽ có nhiều sự đổi thay dao động như bạn thấy trên nhiệt kế khi cơ thể bạn chống chọi với cơn sốt.


Ví dụ, sẽ có những lúc bạn tìm kiếm được cho mình một định hướng nghề nghiệp có vẻ rất phù hợp nhưng triển vọng của nó lại không lâu dài. Hoặc thậm chí bạn đam mê các lĩnh vực ở khía cạnh sáng tạo nhưng sự thật rằng bạn cũng yêu cầu bạn trang bị cho mình những kỹ năng khác ngoài trí sáng tạo của bạn. Vậy đó, sẽ có rất nhiều sự mâu thuẫn khác trong quyết định chọn nghề và bạn cũng đừng buồn bởi bản chất hành trình “chọn nghề” không chỉ đơn thuần là “chọn”.


Bạn có thể nghe thêm về câu chuyện với phiên bản 17 phút trên kênh Youtube và nghe toàn bộ buổi phỏng vấn trên kênh podcast của Dear Our Community.


Giảm thiểu sự khó chịu của các tác dụng phụ khám phá nghề nghiệp

Cũng giống như các tác dụng phụ của vắc-xin thường sẽ biến mất trong vài giờ hoặc vài ngày, quá trình khám phá nghề nghiệp của bạn cuối cùng sẽ kết thúc — dù là trong vài tuần hoặc vài tháng. Sau chặng đường đi tìm nghề nghiệp và đánh giá liên tục về mong muốn và nhu cầu của mình, một số bài học trong hành trình chuyển đổi và phát triển nghề nghiệp đã được chứng minh có thể giảm bớt sự lo lắng của bạn.


Ngoài ra, DOC cũng cần bạn nhận ra rằng bạn sẽ luôn trong một quá trình chuyển đổi sẽ bao gồm phần bắt đầu, phần giữa và phần kết thúc. Cho dù quá trình chuyển tiếp của bạn là từ trung học sang đại học, đại học sang nghề nghiệp hay từ một công việc cũ sang một công việc mới, hoặc ngành cũ sang ngành mới đi chăng nữa thì bạn có thể sẽ dành phần lớn thời gian của mình trong “Messy Middle” (khoảng giữa xáo trộn). “Khoảng giữa xáo trộn” (Messy Middle) được hiểu một cách đơn giản là một bước đầy chông gai đi tìm hiểu, khám phá trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Chuyên gia về chuyển đổi trong phát triển nghề nghiệp William Bridges (2019) cho rằng đây là thời điểm bạn thu nhận một lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tìm hiểu về các lựa chọn của mình và cũng là một cơ hội dành cho bạn định hướng lại bản thân.


Và bạn cũng cần nhận thức rằng cuộc sống của bạn không đơn thuần chỉ là công việc. Có một quan điểm lý thuyết hữu ích nhưng hay bị lãng quên nằm trong lý thuyết phát triển nghề nghiệp của Donald Super (1980) mang tên “Không gian sống”. 


Khái niệm đó cho biết cuộc sống của chúng ta là tập hợp của nhiều vai trò của mỗi con người, mỗi vai trò đều có mức độ cam kết khác nhau về thời gian và cảm xúc tại các thời điểm khác nhau trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta làm công việc được trả lương để kiếm sống, nhưng chúng ta cũng sinh ra là một thành viên trong gia đình, cộng đồng, và nhiều vai trò khác mà chúng ta dành thời gian và sự quan tâm của mình vào. Đây cũng là lý do tại sao khiến bạn phải loay hoay ở “khoảng giữa xáo trộn” (Messy Middle) bởi sẽ có những lúc bạn cần chọn một hướng đi sự nghiệp chắc chắn mà phải đánh đổi một vài điều gì đó. Bạn có thể cần có thu nhập cao nhưng cũng muốn tạo tác động tích cực đến xã hội hoặc cá nhân. Bạn yêu thích làm việc với máy tính nhưng không muốn bị mắc kẹt trước một chiếc máy tính cả ngày. Hoặc, có lẽ bạn muốn có một sự nghiệp trong lĩnh vực học thuật nhưng cần phải ở lại một thành phố hoặc thị trấn, điều này thường không thực tế vì bạn phải đến các những nơi có công việc. Chỉ bấy nhiêu vậy thôi “khoảng giữa xáo trộn” của bạn sẽ rất rối bời và nhiều tác dụng phụ.


Tuy nhiên, làm thế nào để vượt qua khoảng giữa lộn xộn (Messy Middle)? Dường như bạn sẽ không bao giờ tránh né được chúng và đối diện cũng như đồng hành với nó là cách duy nhất bạn có thể làm. Hãy hiểu rằng cảm giác choáng ngợp, bối rối, bế tắc, thất vọng và thậm chí có thể lo lắng rằng bạn sẽ không bao giờ chọn được một nghề mang lại hạnh phúc là điều bình thường. Đây là những cảm giác không thoải mái, nhưng tương tự với việc tiêm vắc xin COVID 19, chúng là dấu hiệu cho thấy bạn đang làm điều đúng đắn. Sẽ không có một con số nhất định nhưng chắc chắn sẽ đến một thời điểm mà bạn có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn sáng suốt mà mình cảm thấy tin tưởng. Nhưng trong khi bạn vẫn đang thu thập thông tin và tiếp tục tìm hiểu về những gì bạn thực sự muốn, bạn sẽ không cảm thấy tự tin và bạn ơi, điều đó không sao cả.



0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Bài viết mới nhất
Xem nhiều
bottom of page