top of page

Tiêu thụ dưới mức (Underconsumption): Xu hướng mới thách thức văn hóa tiêu dùng

"Tiêu thụ dưới mức" (Underconsumption core) khuyến khích mọi người tối đa hóa giá trị sử dụng của các vật dụng và chỉ mua những thứ thực sự cần thiết. Điều này được cho là đang thách thức văn hóa tiêu dùng hiện nay. Thay vì trưng bày những bộ quần áo, mỹ phẩm hoặc tủ lạnh đầy thức ăn, người dùng mạng xã hội đăng video về những món đồ mua từ cửa hàng bán đồ cũ, tủ quần áo khiêm tốn và những vật dụng hằng ngày cần thiết và vẫn sử dụng tốt.


Sự gia tăng của xu hướng này có thể liên kết với một số thách thức mà giới trẻ đang phải đối mặt hiện nay, bao gồm áp lực tài chính, mối bận tâm về môi trường và áp lực xã hội, tất cả đều ảnh hưởng đặc biệt đến gen Z và thế hệ Millennials trẻ hơn. Nếu bạn cũng cảm thấy áp lực tài chính, xu hướng này có thể là niềm cảm hứng cho bạn.

#underconsumption trên Tiktok. Nguồn: Tiktok (truy cập ngày 03/09/2024)


Tương tự như xu hướng "deinfluencing" (trào lưu chống tiêu thụ hàng hóa quá mức trên mạng xã hội), tiêu thụ dưới mức cũng có vẻ là một phản ứng với sự tiêu thụ quá mức (overconsumption) - như trong các video unbox mua sắm, Shopee/Lazada haul được đăng tải bởi những người có sức ảnh hưởng (influencers). Bằng cách khuyến khích tiêu thụ dưới mức, người dùng trực tuyến đang từ chối và phản đối một mặt của "văn hóa ảnh hưởng".


Áp lực tài chính tăng cao

Có lẽ giới trẻ tham gia vào xu hướng này như một cách thích nghi với sự gia tăng áp lực tài chính. Trung bình, số dư nợ của một sinh viên tại Hoa Kỳ là 37.574 USD, theo số liệu từ Education Data Initiative. Khoản nợ sinh viên (student debt) là một lý do chính buộc họ tiên trả nợ hơn là chi tiêu tùy ý.


Lạm phát cũng làm suy giảm sức mua của thế hệ Z. Trong khi có dấu hiệu giảm nhẹ về kinh tế, như cắt giảm lãi suất tại Canada, tác động tích lũy của giá cả cao vẫn làm ví tiền của họ “teo tóp”.


Xu hướng tiêu thụ dưới mức đại diện cho một nhận thức và sự thích nghi ngày càng tăng với những thực tế với kinh tế đầy biến động này, nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Một yếu tố khác nữa là ý thức về môi trường.


Mối quan tâm về môi trường

Tiêu thụ hàng hóa đại trà đã tạo ra những vấn đề môi trường đáng kể, bao gồm việc tạo ra lượng lớn rác thải lớn. Ở sa mạc Atacama của Chile, ước tính có từ 11.000 đến 59.000 tấn quần áo đã qua sử dụng đang chất đống trong một bãi rác. Đây chỉ là một ví dụ về cách tiêu thụ quá mức đang gây ô nhiễm môi trường.

Những người phụ nữ tìm kiếm quần áo đã qua sử dụng giữa hàng tấn quần áo bị vứt bỏ ở sa mạc Atacama, ở Alto Hospicio, Iquique, Chile, vào ngày 26 tháng 9 năm 2021 (Ảnh: AFP)


Một báo cáo từ ThredUp, một nền tảng bán hàng trực tuyến chuyên về quần áo cũ, cho thấy 65% người trẻ Gen Z muốn mua sắm theo cách bền vững hơn. Tuy nhiên, một phần ba cảm thấy "nghiện" thời trang nhanh và 72% cho biết họ đã mua sắm thời trang nhanh trong năm 2022. Tương tự, các nhà nghiên cứu từ Đại học Sheffield Hallam phát hiện 90% sinh viên đại học đã mua sắm thời trang nhanh trong năm 2022.


Mặc dù vậy, nhiều người tiêu dùng này cũng quan tâm đến tính bền vững và đang tích cực tìm cách trở nên có trách nhiệm hơn. Nghiên cứu gần đây của chúng tôi cho thấy sự thay đổi nhất quán trong thái độ tiêu dùng đối với các thực hành bền vững, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang. Điều này đặc biệt đúng với thế hệ Z, những người bị ảnh hưởng lớn từ mạng xã hội đến hành vi mua sắm của mình.


Khi người trẻ trở nên nhận thức hơn về tác động môi trường từ quyết định mua hàng của mình, họ ngày càng hướng tới nội dung thời trang bền vững. Sự thay đổi trong tư duy tiêu dùng này phù hợp với hiện tượng văn hóa rộng hơn được gọi là "hiệu ứng Marie Kondo," được đặt theo tên của nhà tư vấn tổ chức người Nhật Bản. Bà ấy là một người ủng hộ việc chỉ giữ những thứ mang lại giá trị và niềm vui cho mình. Ảnh hưởng của Kondo đã gây ra sự quan tâm ngày càng tăng về tiêu dùng có ý thức.


Cách tiêu dùng lành mạnh hơn

Nếu bạn quan tâm đến việc thực hành các thói quen tiêu dùng lành mạnh hơn và cách duy trì lối sống này lâu dài, có hai chiến lược chính mà bạn có thể áp dụng.


Trước tiên, tìm cách cân bằng giữa sự tiết kiệm và chất lượng cuộc sống để duy trì sự phát triển tổng thể của bạn. Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp chi tiêu trải nghiệm (như du lịch) và mua sắm vật chất (như một chiếc điện thoại thông minh mới) có thể dẫn đến niềm vui và sự hài lòng lớn hơn. Đừng hoàn toàn loại bỏ mua sắm vật chất để tận hưởng trải nghiệm. Thay vào đó, một cách tiếp cận chu đáo bao gồm cả hai loại chi tiêu có thể dẫn đến kết quả tốt hơn. Cách tiếp cận này tập trung hơn vào tiêu dùng có ý thức, thay vì các hạn chế tổng quát.


Thứ hai, hãy tập trung vào việc cải thiện kiến thức tài chính. Bắt đầu bằng cách tạo ra một ngân sách đảm bảo các nhu cầu thiết yếu và các chi phí cơ bản. Tìm hiểu về các loại sản phẩm và giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh tiêu dùng quá mức và đưa ra những lựa chọn hỗ trợ ổn định tài chính trong dài hạn. Những người có kiến thức tài chính cao hơn sẽ có trang bị tốt hơn để lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và giá trị của họ, thay vì rơi vào cái bẫy của tiếp thị dẫn đến tiêu thụ quá mức.

Nếu bạn muốn thực hành việc tiêu dùng dưới mức, bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn việc mua sắm vật chất để chuyển sang trải nghiệm. Một cách tiếp cận chu đáo là chìa khóa.(Ảnh: Pexels) 


Mặc dù xu hướng tiêu thụ dưới mức mang lại lợi ích tiềm năng, bạn nên tiếp cận nó một cách cân bằng, kết hợp các thói quen tiêu dùng lành mạnh với kiến thức tài chính là chìa khóa thành công. Bạn nên đưa ra những lựa chọn thông minh phù hợp với giá trị và mục tiêu cá nhân của mình. Nếu thực hiện đúng, điều này có thể dẫn đến sự ổn định tài chính và một lối sống có mục đích hơn cho bạn. 


Ánh Chân (theo The Conversation)


0 bình luận

Kommentare

Mit 0 von 5 Sternen bewertet.
Noch keine Ratings

Rating hinzufügen
Bài viết mới nhất
Xem nhiều
bottom of page