Thời đại gen Z ‘phải’ làm Phát triển Bền vững
Sau khi trực tiếp giải case study cho doanh nghiệp, Công Thành và Nhật Minh nhận ra rằng càng trực tiếp dấn thân thực hành Phát triển Bền Vững, càng nhiều cơ hội tiếp cận các công việc liên quan ESG.
Cách đây vài tháng, Trần Công Thành quyết định đăng ký tham gia Chương trình ươm mầm Phát triển Bền vững (Sustainability Incubator with Youth - SIY) mùa 2 do Dear Our Community tổ chức, khi đang loay hoay tìm kiếm một công việc phù hợp mong muốn. Anh chia sẻ chương trình này đã thay đổi toàn bộ góc nhìn của anh về Phát triển Bền vững (PTBV) tại Việt Nam, đồng thời mang lại cơ hội làm việc khá thú vị.
Thành tham gia SIY2 với mong muốn tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống và bảo tồn văn hóa đang bị mai một
Vốn làm trong ngành logistics, một trong những nghề có thể mang lại thu nhập ổn định nhưng không giúp Thành hài lòng về mặt ý nghĩa. Thế nên, sau hai năm miệt mài công tác, Thành khao khát tìm hướng đi mới cho sự nghiệp và nghĩ đến lĩnh vực CSR (Corporate Social Responsibility). Đó cũng là cơ duyên đưa anh đến với Chương trình Ươm mầm Phát triển Bền vững mùa 2, tham gia giải case study MapMe - dự án tập trung vào kết nối cộng đồng để giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu tại đồng bằng Sông Cửu Long.
Với kinh nghiệm làm research, lập kế hoạch, thu thập thông tin… nhưng khi bắt tay vào làm dự án MapMe, Thành gặp không ít khó khăn khi phân tích dữ liệu. “Mình hoàn toàn bất lực với cái này luôn”, Thành nói. Tuy nhiên, nhận ra điểm yếu vẫn không khiến chàng trai chùn bước. Anh chọn cách lùi về sau làm “follower” thay vì trưởng nhóm để nghe, ghi chú kỹ hơn. Anh không ngại hỏi những thành viên nhỏ tuổi hơn để có thể hiểu vấn đề một cách cặn kẽ. “Đây là khoảng thời gian khó khăn nhưng rất hạnh phúc của mình. Khó khăn vì phải học và áp dụng ngay những thuật ngữ mới. Hạnh phúc vì được không ngừng học hỏi”, Thành chia sẻ.
Nhóm case study MapMe trình bày kết quả tại Gian hàng Hà Lan thuộc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024
Hiện Thành đã tốt nghiệp SIY2 và vẫn tiếp tục tham gia vào dự án MapMe với vai trò hỗ trợ R&D (nghiên cứu và phát triển). Chương trình đã khiến anh thay đổi góc nhìn về cuộc sống của người dân đồng bằng Sông Cửu Long, và có hướng đi rõ hơn trên con đường sự nghiệp mà mình đang chuẩn bị dấn thân - đó là ngành Phát triển Bền vững. Với Thành, SIY3 đã mang cho anh cơ hội làm việc với những người có chuyên môn cao và học hỏi từ họ - điều mà không phải chương trình nào cũng làm được.
Trần Nhật Minh, học viên tham gia SIY2 vào phút chót, là một trong những thành viên chủ chốt của case study “tái chế chai lọ thuỷ tinh” - đề tài khá “khoai”, cần nhiều nghiên cứu lẫn sự quyết tâm. Nhóm của Minh được dẫn dắt bởi cố vấn chuyên môn Kim Lê - Founder CL2B, công ty tư vấn quản lý, tập trung vào việc thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - và anh Bùi Trung Đức - Giám đốc điều hành tập đoàn Amanaki - doanh nghiệp cung cấp business case.
Trần Nhật Minh từng tham gia nhiều dự án liên quan đến phát triển bền vững
Cả hai thành viên trong nhóm đều còn khá trẻ và chưa nhiều kinh nghiệm giải business case. Riêng Minh từng tham gia nhiều dự án liên quan Phát triển Bền vững, nhưng cũng gặp không ít khó khăn khi bắt tay vào làm. Minh cho biết tham gia vào case study này đúng thời điểm nhóm gặp khó khăn về nguồn lực và động lực. Anh hỗ trợ nhóm duy trì tiến độ, đồng thời giúp cả đội tập trung vào những mục tiêu quan trọng để hoàn thành dự án. Qua đó, anh có tư duy bài bản hơn và nâng cao kỹ năng quản lý stakeholder – một kỹ năng mềm không thể thiếu trong các công việc liên quan đến ESG.
“Tôi không hỗ trợ nhiều về nghiên cứu, nhưng cố gắng giúp các bạn vượt qua khó khăn và giữ được động lực. Qua dự án này, tôi cũng học hỏi được rất nhiều, đặc biệt là cách các doanh nghiệp như Amanaki tích hợp các giá trị bền vững vào hoạt động của họ”, anh nói. Những sáng kiến như tái chế thủy tinh hay sử dụng vật liệu thân thiện môi trường đã giúp anh nhận ra rằng PTBV là một quá trình đòi hỏi sự cam kết và thực thi nhất quán.
Các học viên trình bày case study Amanaki tại lễ tổng kết SIY2
Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, phía doanh nghiệp đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của team Amanaki. Anh Trung Đức sau đó đã đề nghị cùng các bạn trong team thành lập nhóm thực hiện research về mô hình tái chế thuỷ tinh tại miền Nam để đánh giá tình hình. Bên cạnh đó, anh muốn hợp tác với Dear Our Community và CL2B để tạo một nhóm kết nối các chuyên gia trong ngành, hướng dẫn cho mô hình dự án sắp tới này.
“Khi nghe đề nghị từ phía anh Đức, tôi cảm thấy rất vui khi mình cũng góp được một viên gạch nền tảng cho một điều gì đó mới. Thế nhưng nhiều hơn hết là cảm giác tò mò và sự háo hức không biết khi mọi thứ trên giấy đi vào thực tế sẽ vận hành như thế nào”, Nhật Minh bày tỏ, và sẵn lòng tham gia vào dự án.
Thành, Minh đều là những bạn trẻ gen Z có ý thức, khái niệm về Phát triển Bền vững, ESG hay CSR từ khá sớm. Thế nhưng, Phát triển Bền vững là một lĩnh vực rất rộng mà nếu chỉ học và đọc tài liệu thôi, bạn dễ bị mông lung, không xác định được hướng đi phù hợp. Phải tự tay làm thì mới “nếm đủ mùi vị”. Vì vậy, những chương trình, khoá học tích hợp lý thuyết và thực hành chính là lựa chọn giúp bạn có thể rút ngắn thời gian “up-skill”, đồng thời trang bị những kiến thức để vững bước trên hành trình dài hơi này.
Dear Our Community
Genz tuyệt vời. Tôi tiền GenZ đi làm ngủ gật
Làm seo về thi công kho lạnh tại Vũng Tàu mà vứ vừa làm vừa ngủ gật vậy