Có phải “trải nghiệm bị gạt”là cách tốt nhất dạy ta về an toàn trên không gian mạng?
“Nạn đánh cắp thông tin” hay “Tin giả” đã từ lâu đã trở thành “đặc sản” của mạng xã hội. "Đặc sản" này luôn hiện hữu ở tất cả các ngóc ngách, chỉ cần bạn có sử dụng mạng để kết nối và liên lạc với người khác thì sẽ gặp rủi ro nếm thử món “Đặc sản" này. Nhiều người đọc một bài viết chia sẻ của người thân về một tin tức chấn động nào đó trên mạng xã hội, nhưng cuối cùng nhận ra đó chỉ là tin tức giả được phát tán từ một ai đó dùng nick clone để chia sẻ khắp nơi. Khi ta tương tác với bài viết “tin giả" đó, rủi ro bị đánh cấp dữ liệu luôn dễ dàng xảy ra.
Đôi khi, cũng vì không có nhiều hiểu biết, mà chúng ta tự làm rò rỉ thông tin của mình khi chia sẻ những thông tin cá nhân cho người khác một cách dễ dàng, từ cung cấp thông tin tham gia trò chơi rút thăm xổ số để nhận món quà đặc biệt được quảng cáo rầm rộ, đến việc chia sẻ thông tin số điện thoại để nhận một khuyến mãi đặc biệt mà không kiểm tra kỹ lưỡng những chương trình này đến từ đâu và bên tổ chức có uy tín hay không.
"Tôi đã từng theo trào lưu chia sẻ hình ảnh thời thơ ấu của mình trên một nền tảng MXH. Nhưng rồi mãi sau này mới biết đó chính là một thuật toán mà họ lập ra nhằm thu thập hình ảnh và bán chúng đi. Dù trước đây tôi đã được cảnh báo về những trường hợp này, vậy mà một người trẻ như tôi còn bị lừa. Huống chi là ông bà cha mẹ của mình" - một người bạn trẻ đã chia sẻ cùng Dear Our Community.
Những trải nghiệm bị lừa đảo do rò rỉ thông tin cá nhân như thế này giúp bản thân chúng ta rút ra bài học cho chính mình. Từ đó chúng ta sẽ kiên dè và bảo vệ thông tin của mình tốt hơn.
Nhưng không lẽ phải trải qua trải nghiệm bị lừa rồi thì chúng ta mới có thể nhận thức tốt được rủi ro này hay sao?
Có cách nào giúp ta chủ động hơn trong việc bảo vệ an toàn dữ liệu không?
Vừa qua, anh Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) đã cộng tác cùng Dear Our Community (DOC) và tổ chức Oxfam Vietnam ra mắt 1 series video giúp nâng cao ý thức của người trẻ về rủi ro và hậu quả của việc RÒ RỈ DỮ LIỆU CÁ NHÂN trong chiến dịch mang tên “Giữ Mình Toàn Mạng" (Xem thêm phần giới thiệu và ý nghĩa về chiến dịch bên dưới)
Với hình ảnh “nghiêm túc" thường thấy của một người thường chia sẻ những kiến thức và hỗ trợ giúp cộng đồng mạng khi bị hack mất tài khoản hay tài chính, thì trong chiến dịch này, Hiếu PC “biến hình" thành những nhân vật nổi tiếng như Hiếu Người Nhện, Hiếu Conan, Hiếu Nôbita trong thế giới đa vũ trụ để giúp lan tỏa những kiến thức và “bí quyết" giúp cộng đồng mạng bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình một cách chủ động và hiệu quả.
Dear Our Community muốn chia sẻ một vài “tips" hữu ích từ Hiếu trong thế giới “Đa Vũ Trụ" giúp bạn phòng ngừa chủ động để tránh rủi ro bị rò rỉ thông tin một cách tốt hơn:
1. Không bao giờ chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm của mình cho bất kỳ ai, kể cả người thân.
Mong bạn không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ lai lịch của họ. Ngoài ra, hãy cân nhắc kỹ khi chia sẻ thông tin trên mạng.
Trong trường hợp đã bị lừa, bạn đừng im lặng mà hãy lên tiếng cảnh báo để chia sẻ đến những người xung quanh nhé.
2. Lưu trữ thông tin mật của bản thân trên thiết bị không kết nối mạng
Điều này giúp bạn bảo mật thông tin một cách an toàn nhất. Sẽ là một thảm họa nếu như thông tin quan trọng của bạn bị rơi vào tay ai đó. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất dữ liệu, trong đó có nguyên nhân từ việc bạn chỉ lưu giữ thông tin ở một nơi. Bởi vậy, đừng bao giờ chủ quan mà chuẩn bị những phương án sao lưu khác.
3. Nâng cao nhận thức cho bản thân để tự bảo vệ mình
Hãy luôn chuẩn bị những phương án sao lưu khác. Kể cả khi các thông tin xuất hiện trên các trang báo lớn, chúng ta vẫn nên đọc thật kỹ nội dung bài viết, tránh trường hợp chỉ đọc tiêu đề và răm rắp tin theo. Tin giả và thậm chí báo chính thống, đôi khi vẫn có được đặt những tiêu đề giật tít.
Ngoài ra, đối với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình. Hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng và kiến thức để bảo vệ mình như tìm hiểu và tham gia các khóa học về nâng cao nhận thức khi sử dụng các ứng dụng Internet, thẩm định thông tin và tự bảo vệ dữ liệu của mình. Sắp tới đây, Dear Our Community mời bạn cùng tham gia sự kiện “GIỮ MÌNH TOÀN MẠNG | BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG THẾ GIỚI AI-DRIVEN” được diễn ra vào ngày 10/6/2023 tại ĐHKHTN.
4. Hãy xem lại quyền truy cập của ứng dụng
Mỗi ngày, chúng ta ra vào hàng chục ứng dụng để phục vụ cho nhu cầu làm việc và học tập. Bên cạnh đó chúng ta còn sử dụng rất nhiều thiết bị khác nhau. Vì vậy, việc xem lại quyền truy cập của ứng dụng là một điều thật sự cần thiết trong việc bảo mật thông tin.
Bằng những cách này, các bạn hãy tạo cho mình thói quen kiểm tra liên tục ứng dụng của mình nhé:
Kiểm tra các phiên hoạt động trên thiết bị của bạn
Kiểm tra ngay nếu có thiết bị lạ vào ứng dụng
Xem xét thời gian hoạt động hiện thị trên hệ thống
5. Có thể tạo nick clone để theo dõi thông tin mạng một cách an toàn
Nếu bạn là một người thường xuyên cập nhật tin tức và không mong muốn công khai danh tính, đừng ngần ngại tạo tài khoản phụ nhé! Lưu ý là hãy sử dụng một cách thông minh và an toàn.
Việc hạn chế để lại thông tin trên tài khoản phụ, người dùng sẽ không cần phải lo lắng khi bị người khác công kích và điều tra thông tin cá nhân. Một mặt tốt khác dành cho bạn , việc tạo thêm tài khoản thay thế "thông minh và an toàn" sẽ giúp bạn gia tăng tính bảo mật cũng như có thể xác minh tài khoản chính đó.
6. Không nên sử dụng các phần mềm lậu, không có bản quyền để tránh các virus mã độc tấn công
Đã có hàng ngàn nhà sản xuất phần mềm trên toàn cầu và vô số phần mềm được thiết kế nhằm hỗ trợ cho người dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải rủi ro lớn nhất từ phần mềm là nhiễm virus mã độc nếu người dùng tải về từ đường link hoặc website không phải của nhà sản xuất.
Khi sử dụng các phần mềm lậu và không có bản quyền, máy của bạn có thể chứa các phần mềm độc hại, virus, trojan và các phần mềm gián điệp khác. Điều này gây nên khả năng cao nguy cơ bị mất dữ liệu, bạn cũng sẽ không nhận được các hỗ trợ nếu gặp phải vấn đề khi sử dụng các phần mềm không hợp pháp.
Cuối cùng, Dear Our Community muốn nói rằng khi chúng ta cùng nhau bảo vệ an toàn dữ liệu trên không gian mạng, nhiều vấn đề và mối nguy hiểm tiềm tàng đồng thời cũng được giải quyết, chúng ta cũng sẽ có sự an tâm và không gian an toàn để kết nối với nhau.
Biết đâu sau này, chính chúng ta vẫn sẽ tiếp tục an toàn khi thế giới bước qua thời 5.0.
Chiến dịch “Giữ Mình Toàn Mạng bạn làm gì trên Internet với mong muốn bạn hãy giữ an toàn cho bản thân và thông tin của mình vì bạn chỉ có một “Mạng” để sống. Mời bạn đăng ký sự kiện “GIỮ MÌNH TOÀN MẠNG | BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG THẾ GIỚI AI-DRIVEN” là một phần của chiến dịch cộng đồng “Giữ Mình Toàn Mạng”, để tìm hiểu về cách bảo vệ dữ liệu cá nhân khi sử dụng các ứng dụng Internet nhé!
|
----------------
THÔNG TIN SỰ KIỆN: “GIỮ MÌNH TOÀN MẠNG | BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG THẾ GIỚI AI-DRIVEN”
Thời gian: Ngày 10/06/2023, 8:30 - 11:00
Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5
Link đăng ký tham dự: https://forms.gle/FQHdwHMQfpgiHEgQ9
Comments