Cần nhân sự Gen Z để “thổi hồn” vào nông nghiệp bền vững tại đồng bằng Sông Cửu Long
Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó vai trò của lực lượng lao động trẻ ngày càng trở nên quan trọng.
Giữa bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết về phát triển bền vững, ngành nông nghiệp của vùng đồng bằng Sông Cửu Long không nằm ngoài xu hướng, và nhân lực trẻ đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển này. Tuy nhiên, với những yêu cầu mới thì làm sao để thu hút, giữ chân nguồn lao động trẻ, chất lượng cho vùng là một thách thức lớn.
Đặng Kim Ngân, sinh viên năm cuối ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Boston, Mỹ, tham gia chương trình Ươm mầm Phát triển Bền vững (Sustainability Incubator with Youth - SIY) mùa 2 do Dear Our Community (DOC) tổ chức. Qua chương trình, Ngân có cơ hội tiếp cận mô hình nông nghiệp sạch của Lúa Mùa Tư Việt tại Kiên Giang, một trong những case study khá đặc biệt, mang lại góc nhìn mới đối với người trẻ.
Đặng Kim Ngân, sinh viên năm cuối ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Boston, Mỹ, tham gia chương trình Ươm mầm Phát triển Bền vững (Sustainability Incubator with Youth - SIY) mùa 2
Ban đầu, nhóm Ngân tham gia vào dự án với vai trò quảng bá, truyền thông cho mô hình Lúa Mùa Tư Việt. Để công việc hiệu quả, các học viên chủ động đi Kiên Giang thăm và tìm hiểu kỹ về nông trại. Sau đó, Ngân phải phối hợp từ xa do đang học tập tại Mỹ. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý không cản bước một người trẻ thực sự nghiêm túc với Phát triển Bền vững, mà chênh lệch múi giờ giữa Mỹ và Việt Nam đã rèn luyện cho cô khả năng thích ứng và phối hợp hiệu quả.
Một trong những điều gây ấn tượng mạnh với Ngân khi bắt tay vào dự án là tinh thần kiên trì và niềm đam mê bảo tồn văn hoá của chú Tư Việt, khiến cô suy ngẫm nhiều về cách tiếp cận công việc. Ngân cho rằng việc chỉ trồng một vụ lúa mỗi năm không chỉ mang ý nghĩa nông nghiệp mà còn góp phần bảo vệ văn hóa bản địa lẫn môi trường. Phương pháp tiếp cận của nhóm cũng dần chuyển đổi từ tập trung vào truyền thông sang phân tích chuyên sâu về tính bền vững nhằm giải quyết nhiều vấn đề thực tế đang tồn tại. Công tác phân tích đòi hỏi sự linh hoạt và tinh thần học hỏi không ngừng. Từ đó, cô rút ra bài học quan trọng là cân bằng giữa các yếu tố văn hóa, lợi nhuận và mục tiêu phát triển bền vững sẽ là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương lai.
Sinh viên Đại học Cần Thơ, học sinh trường THPT Thới Lai (Cần Thơ) và Dear Our Community trong chuyến tham quan, thực địa mô hình Lúa Mùa Tư Việt ở Kiên Giang.
Ngân tiết lộ định hướng theo đuổi vai trò Sustainability Analyst hoặc Consultant trong lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp. Với niềm yêu thích phân tích và khả năng suy luận logic, cô cảm thấy những vị trí này phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, các kiến thức về framework như TCFD, UN Global Compact hay kỹ năng coding sẽ là công cụ hỗ trợ cô đạt được mục tiêu. Theo Ngân, thành thạo kỹ năng viết và phân tích chiến lược cũng là yếu tố không thể thiếu để tạo ra các giải pháp khả thi và hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ hội va chạm với case study thực tế là một trải nghiệm hết sức bổ ích đối với một sinh viên như Ngân.
“Tôi tình cờ biết đến SIY qua lời giới thiệu từ một người bạn, và ngay lập tức nhận ra đây là cơ hội hoàn hảo để phát triển kỹ năng và áp dụng kiến thức vào thực tế. Điều đặc biệt thu hút tôi chính là sự kết hợp lý thuyết với phần thực hành qua các dự án trong SIY”, Ngân nói. Cô cho biết thêm, case study Lúa Mùa Tư Việt đã mang lại những trải nghiệm và giúp cô phát triển một số kỹ năng như kỹ năng phân tích, quản lý thời gian và làm việc nhóm.
Học viên trong case study Lúa Mùa tại lễ tổng kết SIY2
Tham gia chương trình đã thực sự thay đổi cách Ngân tiếp cận các vấn đề phát triển bền vững, giúp cô tự tin hơn khi áp dụng kiến thức vào thực tế. Những cuộc trò chuyện với chú Tư và người dân địa phương khiến cô hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của yếu tố cộng đồng trong các dự án phát triển. Ngân nhận ra rằng một giải pháp bền vững cần cân bằng góc nhìn của doanh nghiệp và người dân địa phương, từ đó tạo ra giá trị toàn diện và lâu dài. Ngoài ra, việc hiểu rõ các vấn đề về “greenwashing” hay đảm bảo giá trị thực sự của doanh nghiệp cũng là điều Ngân muốn nhấn mạnh khi làm việc trong lĩnh vực này.
Nhóm case study Lúa Mùa trải nghiệm nông trại của chú Tư Việt
“Điều quan trọng nhất là sự chủ động,” cô chia sẻ. Tham gia các hoạt động tình nguyện, thực tập và khóa học chuyên môn sẽ giúp phát triển kỹ năng và chứng minh năng lực với nhà tuyển dụng. Chương trình “Ươm mầm Phát triển Bền vững” không chỉ là bước đệm quan trọng cho Ngân mà còn mở ra nhiều cơ hội để cô khẳng định mình trong lĩnh vực này.
Dear Our Community thực hiện
Comments