top of page
Ảnh của tác giảDear Our Community

3 công việc về ESG đang “lên xu hướng” trong 2024


Tư vấn về mảng môi trường trong phát triển bền vững, Kỹ sư năng lượng và Chuyên viên phân tích Năng lượng & ESG đang được xem là trong số những nghề được nhà tuyển dụng lẫn các bạn trẻ quan tâm


Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã biến các ngành nghề liên quan đến công nghệ được săn đón và thịnh hành. Khi kinh doanh bền vững đang là tâm điểm chú ý của các doanh nghiệp, điều này hứa hẹn thúc đẩy lĩnh vực ESG mang lại giá trị tương tự. Các doanh nghiệp chuyển sang mô hình mới, việc tăng cường hoặc tái cấu trúc các bộ phận trở nên cấp bách, dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về nhân sự ESG.


Điều này làm cho các vị trí như tư vấn ESG, kỹ sư năng lượng và chuyên viên phân tích năng lượng trở thành những lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn tham gia vào lĩnh vực này và đóng góp vào sứ mệnh phát triển bền vững (PTBV) của các tổ chức và doanh nghiệp.


Theo khảo sát gần đây, danh sách 25 vị trí công việc tăng trưởng nhanh chóng trong 5 năm qua, được LinkedIn tiết lộ, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ như trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng, cùng với bền vững và năng lượng. 

1. Tư vấn về mảng môi trường trong phát triển bền vững (Environmental Consultant)

Nghề tư vấn về mảng môi trường trong PTBV (Environmental Consultant) là một lĩnh vực triển vọng và dễ tiếp cận, đặc biệt khi các doanh nghiệp cần nhân sự phụ trách vai trò liên quan đến ESG. Các nhà lãnh đạo hiện nay cần những chuyên viên có khả năng đánh giá hiện trạng, nắm bắt vấn đề và đề xuất giải pháp, giúp họ xây dựng chiến lược phát triển bền vững dựa trên cơ sở bài bản. Chuyên viên tư vấn môi trường hỗ trợ doanh nghiệp xác định mục tiêu ESG, phân chia trọng yếu, đề xuất chiến lược và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về môi trường, tập trung vào các vấn đề như ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và chất lượng không khí.


ESG

 Dịch vụ tư vấn môi trường là một dịch vụ rất quan trọng đối với thời buổi hiện nay, khi mà vấn đề môi trường đã dần trở nên bức thiết (Nguồn: freepik)


2. Kỹ sư năng lượng (Energy Engineer)

Năng lượng là một trong những yếu tố quan trọng của ESG. Do đó kỹ sư năng lượng sẽ là vị trí cần thiết của doanh nghiệp bền vững. Kỹ sư năng lượng là chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, và quản lý các hệ thống và công nghệ liên quan đến sản xuất, phân phối, và sử dụng năng lượng. Công việc của họ tập trung vào đảm bảo rằng năng lượng được sử dụng hiệu quả và bền vững, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 


ESG

Ngành năng lượng tái tạo mang lại cơ hội nghề nghiệp lớn (Nguồn: freepik)


Các kỹ sư năng lượng thường tham gia vào nhiều lĩnh vực như phát triển năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió, thủy điện, và sinh khối, cải thiện hiệu suất năng lượng trong các tòa nhà và nhà máy, quản lý sử dụng năng lượng để giảm thiểu lãng phí và chi phí…

3. Chuyên viên phân tích Năng lượng & ESG (Energy & ESG Analyst)

Chuyên viên phân tích Năng lượng & ESG là một chuyên gia đảm nhiệm vai trò phân tích và đánh giá các khía cạnh liên quan đến năng lượng và các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công việc của họ bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu về tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng, và tác động môi trường của các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Họ cũng đánh giá và báo cáo về các yếu tố ESG, giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đề xuất các biện pháp cải thiện nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và thúc đẩy PTBV. 


ESG

ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp (Nguồn: freepik)


Hiện nay ESG là lĩnh vực thiếu hụt nguồn nhân lực. Việc lựa chọn ngành học “khác biệt” nhưng được săn đón nồng nhiệt trên thị trường lao động luôn là nước đi tiềm năng cho con đường sự nghiệp. Đa phần các công việc trong ngành này liên quan đến quản lý rủi ro, quản lý dự án, đo lường tác động, đưa ra giải pháp,...



Nhà tuyển dụng tìm kiếm nhân sự hiểu biết ESG

Năm 2022, báo cáo về “Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam” do PwC thực hiện đã cho thấy đến 80% doanh nghiệp đưa ra cam kết hoặc lên kế hoạch sẽ thực hành ESG trong 2 - 4 năm tới. Tiêu biểu như chiến dịch thu hồi bút tiêm Insulin của Sanofi Việt Nam, hay mục tiêu tạo ra một môi trường đa dạng, hòa nhập và công bằng tại ngân hàng Standard Chartered. 


Xem các tập podcast của series Mở Đường Dẫn Lối mùa 2 tại đây 


Khi PTBV đang dần trở thành một tiêu chuẩn thay vì chỉ là sự lựa chọn như trước kia, hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến việc đầu tư vào ESG (môi trường - xã hội - quản trị), bao gồm cả tuyển dụng nhân sự có kỹ năng xanh (green skills).


Tại Dear Our Community, các khóa học E-learning sẽ cung cấp cho bạn kiến thức chuyên môn được giảng dạy bởi những chuyên gia đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ESG. Chính vì vậy, đây sẽ là những kiến thức thực chiến quý giá dành cho những người mới dấn thân vào con đường này. https://elearning.dearourcommunity.com/ 


Tham gia Talent Portal để kết nối với mạng lưới Doanh Nghiệp của DOC nhằm tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực phát triển bền vững: https://bit.ly/talent-portal-dearourcommunity


Các bạn tham gia vào group Sự Nghiệp Hạnh Phúc để cùng với DOC lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển thật bền vững nhé.

https://www.facebook.com/groups/sunghiephanhphuc/


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

• Email: hello@dearourcommunity.com

• Fanpage: https://www.facebook.com/dearourcommunity/

• Instagram: https://www.instagram.com/dearourcommunity/


Ánh Chân

1 bình luận

1 Comment

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

Chu trình làm lạnh của kho lạnh mini về cơ bản giống với chu trình làm lạnh của các hệ thống lạnh khác, nhưng được thiết kế nhỏ gọn hơn để phù hợp với không gian hạn chế. Bao gồm: Nén, ngưng tụ, giãn nở, bay hơi.


đó là nguyên lý hoạt động của hệ thống làm lạnh tuần hoàn khi thiết kế kho lạnh mini.

Like
Bài viết mới nhất
Xem nhiều
bottom of page